Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ

Ngày đăng: 07/06/2017
Là đơn vị đi đầu và trải nghiệm trên thực tế, Công Ty TNHH Tư Vấn Công Nghệ Âu Lạc xin giới thiệu và chia sẽ các công nghệ tiên tiến phù hợp với xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ.

Là đơn vị đi đầu và trải nghiệm trên thực tế, Công Ty TNHH Tư Vấn Công Nghệ Âu Lạc xin giới thiệu và chia sẽ các công nghệ tiên tiến phù hợp với xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ.

Chất thải chuồng trại hiện nay được thu gom bằng 3 phương pháp chính:

  1. Chăn nuôi dùng đệm lót sinh học, sau khi xuất chuồng, công nhân sẽ vận chuyển ra điểm tập kết để xử lý và tiêu thụ: Thông thường độ ẩm đệm lót cho Heo là 80-85% và đệm lót cho gà thịt là ~80%.( Có thể đóng bao được nhưng tuỳ lúc và tuỳ thời điểm)
  2. Chăn nuôi xịt rửa chuồng gom vào hố thu, sau đó đưa vào biogas
  3. Xúc tại chuồng, phần còn sót lại được đưa vào biogas

Mục đích của việc thu gom như trên là để phân tách riêng phần chất thải rắn và chất thải lỏng. Chúng Tôi cung cấp sản phẩm máy ép tách nước phân chuồng. Phân từ chuồng trại sẽ thu gom vào 1 bể lắng, sau đó bơm lên máy tách ép sẽ chia ra phần chất thải rắn làm phân hữu cơ và chất thải lỏng đưa vào biogas hoặc làm phân hữu cơ nước.

A. PHẦN CHẤT THẢI RẮN SAU KHI XỬ LÝ:

Sau khi ra khỏi máy ép có độ ẩm 65-70% sẽ có 03 phương pháp xử lý tạo thành phân hữu cơ:

 Tiêu chuẩn của phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi:

1)      Chỉ tiêu bắt buộc.Các chỉ tiêu về kim loại nặng: As, Cd, Pb, Hg

2)      Chỉ tiêu bắt buộc.Chỉ tiêu về vi sinh vật: Salmonella, E. Coli

3)      Độ ẩm : <40%

4)      Các chỉ tiêu chất lượng: 

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn

Phương pháp thử

1

Arsen (As)

ppm

< 10,0

TCVN 8467:2010

2

Cadimi (Cd)

ppm

< 5,0

TCVN 9291:2012

3

Chì (Pb)

ppm

< 200,0

TCVN 9290:2012

4

Thủy ngân (Hg)

ppm

< 2,0

AOAC Method 971.21

5

Vi khuẩn Salmonella

CFU/g

KPH

TCVN 4829:2005

6

Vi khuẩn Escherichia coli

CFU/g

< 1,1x103

TCVN 6846-2007

1. Phương pháp 1:  Ủ bổ sung men vi sinh

Ủ với các chế phẩm men vi sinh trong vòng 30-45 ngày. ( Tham khảo men vi sinh ủ phân chuồng BIOAL tại link: 

http://phanchuongvisinh.com/vi/san-pham/men-vi-sinh/men-%E1%BB%A6-ph%C3%A2n-chu%E1%BB%92ng/men-vi-sinh-%E1%BB%A6-ph%C3%A2n-chu%E1%BB%92ng

Ưu điểm: Bổ sung men vi sinh và ủ đúng quy trình sẽ cho ra phân hữu cơ từ phân chuồng đáp ứng tiêu chuẩn bao gồm:

-          Diệt 100% khuẩn Salmonella

-          Khuẩn Escherichia coli: 2,3 MPN/g

-          Hàm lượng kim loại nặng cao Cd, As,Hg

-          Độ ẩm: Khó kiểm soát giao động từ 40-50%

Đánh giá: đáp ứng diệt khuẩn nhưng hàm lượng kim loại nặng còn cao. Có thể trộn thêm các nguyên liệu khác theo tỷ lệ nhất định để giảm % kim loại nặng trên tổng khối lượng.

Khuyết điểm: Khó giữ độ ẩm, nhiệt độ đúng, đủ để vi sinh vật có thể phát triển tốt vì phương pháp ủ thủ công và phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Thời gian ủ lâu, tốn diện tích bãi ủ lớn cùng nhân công, sản phẩm chất lượng đầu ra không đồng đều.

Kết luận: Phương pháp ủ dùng chế phẩm sinh học phù hợp với các quy mô nhỏ, chưa yêu cầu  chuẩn về đầu ra.

2. Phương pháp 2:  Ủ bằng máy ủ diệt khuẩn

Tham khảo máy ủ diệt khuẩn tại link:

http://phanchuongvisinh.com/vi/san-pham/may-moc/s%E1%BA%A2n-xu%E1%BA%A4t-ph%C3%A2n-h%E1%BB%AEu-c%C6%A0/m%C3%A1y-%E1%BB%A6-di%E1%BB%86t-khu%E1%BA%A8n-ph%C3%A2n-h%E1%BB%AEu-c%C6%A0-th%E1%BB%A8c-%C4%83n-ch%C4%83th%E1%BB%A8c-%C4%83n-ch%C4%83n-nu%C3%B4i

 

Ưu điểm: Máy nhỏ gọn, ít tiêu hao điện năng, vận hành đơn giản, không cần bổ sung bất kỳ chế phẩm sinh học nào, thời gian ủ rất ngắn ~3 tiếng

-          Diệt 100% khuẩn Salmonella

-          Khuẩn Escherichia coli: Max 1.000 MPN/g

-          Hàm lượng kim loại nặng cao Cd, As,Hg

-          Độ ẩm: kiểm soát từ 35-40%

Đánh giá : đáp ứng diệt khuẩn nhưng hàm lượng kim loại nặng còn cao. Có thể trộn thêm các nguyên liệu khác theo tỷ lệ nhất định để giảm % kim loại nặng trên tổng khối lượng

Khuyết điểm: Chi phí đầu tư cao

Kết luận: phương pháp ủ diệt khuẩn bằng máy phù hợp với quy mô sản xuất lớn, chất lượng đầu ra sản phẩm được kiểm soát đồng đều.

3. Phương pháp 3: Sấy

Chi phí đầu tư rất lớn, tiêu thụ năng lượng nhiều.

Kết luận: Chỉ phù hợp với những quy mô trang trại rất lớn và đặc biệt áp dụng trong xử lý phân gà.

B. PHẦN NƯỚC LỎNG SAU KHI XỬ LÝ

Phần nước lỏng sau khi xử lý bằng máy ép có tỷ lệ chất rắn từ 1-5% tuỳ vào tính chất phân

-          Phân heo: 0.5-3% chất rắn

-          Phân bò: 3-5% % chất rắn

   Các phương pháp xử lý:

-          Xây dựng hệ thống xử lý nước thải : Chi phí cao, khó vận hành

-          Xử lý làm phân hữu cơ lỏng: Sục khí 1,140 tiếng sau đó mang tưới cho cây trồng.

 

Quý doanh nghiệp cùng các nhà đầu tư  xin liên hệ trực tiếp để trao đổi thông tin và xây dựng giải pháp thích hợp.

Trân trọng,

Nguyễn Hoài Bảo - 0903 703 253